Nguyên nhân Tường nhà bị thấm nước ( tường cũ & mới)

Tường nhà bị thấm nước bởi rất nhiều nguyên nhân, tùy vào từng khu vực cụ thể, tường cũ hay mới… để lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp

Hậu quả khi tường bị thấm nước

Nhà mới đã bị thấm nước vì 2 sai lầm sau:

  • Chưa thi công chống thấm ( hoặc chỉ sử dụng sơn mà không sử dụng vật liệu chống thấm )
  • Đã thi công chống thấm nhưng sai kỹ thuật hoặc chọn sai vật liệu chống thấm

Sau vài năm, thấm ẩm liên tục, đặc biệt là mùa nồm ẩm, mưa bão thì sự xuống cấp của công trình sẽ bắt đầu rõ rệt và nhanh chóng. Lớp sơn bị loang lổ, bong tróc, phồng rộp, tiếp đó là sự xuất hiện của nấm mốc, rong rêu, mùi hôi nồng nặc, tường vữa- bê tông hư hỏng, mục nát…

Video tường bị thấm nước, nấm mốc

Xác định nguyên nhân nhà bị thấm nước

Theo kinh nghiệm thi công của chúng tôi, gồm 2 nguyên nhân chính:

  1. Nguồn gây thấm từ bên trong nhà
  2. Nguồn gây thấm từ bên ngoài vào

Tường, trần bị thấm nước do nhà tắm, nhà vệ sinh (toilet)

Tình trạng tường bị thấm nước nghiêm trọng do nhà tắm – toilet

NGUỒN GÂY THẤM từ nước sinh hoạt:

  • Ống dẫn nước bị nứt, vỡ… rò rỉ nước ở các khớp mối nối, đầu chờ lắp thiết bị vệ sinh, nhà bếp như sen tắm, vòi nước … ngấm vào tường
  • Ống thoát nước điều hoà, ống nước bình nóng lạnh
  • Nước ngấm từ nhà tắm xuống trần tầng dưới
  • Nước ngấm từ nhà tắm ra chân tường và tường bao quanh nhà tắm

NGUYÊN NHÂN:

  • Chưa thi công chống thấm sàn nhà tắm, nhà vệ sinh
  • Có thi công chống thấm nhưng thi công chưa đúng cách hoặc sử dụng hóa chất – vật liệu chống thấm chưa đúng tính năng
  • Chưa thi công chống thấm cổ ống thoát sàn, hộp kỹ thuật. Hoặc đã thi công nhưng không đúng phương pháp, không đúng vật liệu
  • Có thi công chống thấm sàn nhà tắm nhưng không thi công từ chân sàn cao lên 15-20cm

Nước thấm do tiếp giáp nhà bên cạnh

tham nuoc do 2 nha lien ke 819x1024 - Nguyên nhân Tường nhà bị thấm nước ( tường cũ & mới)
Thấm nước do 2 nhà liền kề

NGUỒN GÂY THẤM: Nước mưa rơi vào vị trí tiếp giáp 2 nhà gần nhau

NGUYÊN NHÂN:

  • Do giáp ranh nên nhà xây sau không thể trát phía bên ngoài ( hoặc không thể sơn phía tường bên ngoài ) . Trường hợp này, bắt buộc phải thi công chống thấm ngược từ bên tường trong nhà bằng các hóa chất chống thấm đặc chủng
  • Đã sơn rồi nhưng do tiếp giáp quá sát dẫn đến đọng nước khi trời mưa -> Sau 6 tháng – 1 năm, gây lão hóa lớp sơn -> lớp sơn bị bong tróc, thấm nước

Hơi nước bốc lên từ móng nhà

NGUỒN GÂY THẤM: Hơi nước từ lòng đất, bốc lên qua các mạch ngừng thi công móng -> dẫn đến thấm ẩm chân tường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tầng hầm hay bị ẩm thấp, ngấm nước

NGUYÊN NHÂN:

  • Hơi nước bốc lên nhiều ngày -> lớp sơn bị ngậm nước -> lão hóa nhanh, do đó chân tường rất hay xảy ra tình trạng bị phồng rộp, nấm mốc, lâu ngày lớp vữa bị mục
  • Do không thi công chống thấm móng
  • Do chỉ sử dụng sơn, mà không thi công chống thấm tường nằm ngang
  • Chỉ ốp gạch chân tường, mà không thi công chống thấm tường nằm ngang. Thì hơi nước bốc lên vẫn gây hỏng lớp gạch vữa bên trong và hỏng lớp sơn phía trên khu vực ốp gạch
tham am chan tuong 1024x768 - Nguyên nhân Tường nhà bị thấm nước ( tường cũ & mới)
Dễ nhận thấy Thấm ẩm gây hỏng lớp sơn PHÍA TRÊN tường ốp gạch

Nước ngấm xuống từ sân thượng, sàn mái, ban công, seno, máng xối

NGUỒN GÂY THẤM: Khác với vị trí tường đứng nước mưa rơi vào sẽ chảy đi, thì sân thượng, sàn mái, ban công… là những vị trí NẰM NGANG, đọng nước lâu ngày, liên tục, đặc biệt mùa mưa bão

NGUYÊN NHÂN:

  • Các hạng mục sân thượng, sàn mái… dễ bị rạn nứt, tách lớp -> nước ngấm theo khe rạn nứt -> gây lão hóa lớp sơn
  • Các vị trí này phải tiếp xúc trực tiếp với khí hậu nắng nóng, tia UV từ mặt trời, tiếp xúc hóa chất như kiềm, axit, muối hóa…

Tất cả các nguyên nhân trên khiến sơn nhà lão hóa cực kì nhanh chóng chỉ sau 6 tháng đến 1 năm. Do đó, những vị trí này sẽ bị thấm nước nếu KHÔNG THI CÔNG CHỐNG THẤM

NGOÀI RA: Còn các vị trí như lỗ giáo ( nơi bắc giàn giáo của thợ ) sau khi tháo giàn giáo họ thường bất cẩn nhét viên gạch rồi trát qua loa

Phương pháp xử lý chống thấm

Trước hết, mọi người cần hiểu rằng: SƠN và CHỐNG THẤM là 2 vật liệu khác nhau

  • SƠN ( còn gọi là sơn nước sơn trang trí, sơn màu, sơn phủ trang trí) tính năng trang trí là chính, chống thấm chỉ là tính năng phụ -> SƠN KHÔNG THỂ CHỐNG THẤM tại các vị trí NẰM NGANG, đọng nước, ngấm nước liên tục
  • CHỐNG THẤM ĐẶC CHỦNG là các vật liệu như màng( bạt) chống thấm, thanh trương nở, latex … Và các hóa chất chống thấm như Polyurethane, Polyurea có độ bền rất cao, có độ co giãn và kháng hóa chất rất cao. Các vật liệu này chuyên sử dụng cho bề mặt NẰM NGANG

Cách sử dụng vật liệu chống thấm đúng kỹ thuật có thể tổng hợp như sau:

  • Chống thấm tường đứng: sử dụng sơn hoặc chống thấm màu hoặc chống thấm đặc chủng (nhưng chi phí chống thấm đặc chủng rất cao nên ít áp dụng)
  • Chống thấm tường nằm ngang, chống thấm ngược: sử dụng chống thấm đặc chủng

Cả 2 phương pháp này nên áp dụng hình thức thi công theo chiều THUẬN. Chỉ khi nào bất khả kháng mới thi công ngược

Dựa vào kiến thức trên, mọi người đã có thêm kinh nghiệm, hiểu được lí do, các nguyên nhân gây thấm nước để lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp cho công trình của mình

*TÌM HIỂU THÊM:

Tổng hợp các hãng sơn & chống thấm màu chất lượng tốt

Kinh nghiệm sơn nhà & quy trình sơn nhà đúng kỹ thuật

da0e1c84ff78f3ffc0bae89516c73a75?s=150&d=mp&r=g - Nguyên nhân Tường nhà bị thấm nước ( tường cũ & mới)
Website | + Bài viết

Chia sẻ kinh nghiệm ngành sơn và chống thấm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *