Mở đại lý sơn: Vốn đầu tư, kinh nghiệm đúc kết & 3 rủi ro cần tránh

Kiến thức về kinh doanh sơn nhà cần nắm vững dành cho đại lsy mới

Cập nhật nội dung: 24/11/2024

Ngành sơn đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, tạo cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để mở đại lý sơn thành công cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, phải hiểu được những rủi ro và “cạm bẫy hào nhoáng” về lợi nhuận

Theo góc nhìn của đại lý phân phối sơn nhiều năm, Sơn Thủ Đô phân tích chi tiết các nội dung sau

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn
Xác định quy mô doanh nghiệp vừa vào nguồn vốn

Đại lý cấp 2: Tổng vốn đầu tư: 100–150 triệu( VNĐ )

Đại lý cấp 1: Tổng vốn đầu tư

  • Quy mô vừa: 350 triệu – 500 triệu – 1 tỷ( VNĐ )
  • Quy mô lớn: 1 tỷ – 3 tỷ – trên 5 tỷ( VNĐ )

CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU

– Nhập hàng: 60-70% tổng vốn. Ví dụ: Vốn đầu tư 500 triệu, nhập hàng 300-350 triệu

– Thuê mặt bằng: 50-100 triệu/năm

– Cải tạo, trang trí cửa hàng, biển bảng…: 15-20 triệu

– Thiết bị (máy tính, máy in..): 10-15 triệu

– Quảng bá, marketing, media…: > 10-15 triệu

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DÒNG TIỀN

– Duy trì tỷ lệ hàng tồn kho 30-40% doanh số 

– Kỳ thu tiền bình quân 15-30 ngày

– Dự phòng 10-15% vốn lưu động cho biến động

Lợi nhuận kinh doanh sơn

Kinh doanh sơn nước có lãi không?
% lợi nhuận kinh doanh sơn nước

Với số vốn đầu tư ban đầu là 500 triệu, đạt doanh thu 1 năm khoảng 2-3 tỷ VNĐ

  • Kinh doanh sơn thương hiệu nổi tiếng: Lợi nhuận dao động 15-20% doanh thu
  • Kinh doanh sơn thương hiệu chưa nổi tiếngLợi nhuận dao động 30-45% doanh thu

( Chưa trừ chi phí: mặt bằng, vận chuyển… )

Ví dụ 1: Với 1 đơn hàng doanh thu 100 triệu, lợi nhuận 20% là 20 triệu

Ví dụ 2: Tổng 1 năm doanh thu khoảng 3 tỷ/năm, lợi nhuận 20% là 600 triệu đồng/năm

Tuy nhiên, mở đại lý sơn có thương hiệu nổi tiếng và chưa nổi tiếng đều có ưu điểm và rủi ro riêng. Nắm vững 5 kinh nghiệm dưới đây để xâu chuỗi và hiểu rõ vấn đề

5 kinh nghiệm Mở đại lý sơn

I- Nghiên cứu thị trường

A. Khảo sát mức độ cạnh tranh thị trường

Đối tượng cạnh tranh chính: Đại lý sơn quy mô lớn, có thương hiệu, nhiều chi nhánh

Khảo sát:

– Đếm số lượng đại lý quanh khu vực

– Ghi nhận hãng sơn họ bán

– Phân tích mức độ cạnh tranh:

  • Ít đại lý: Lợi thế
  • Nhiều đại lý, khác hãng: Cạnh tranh bình thường
  • Nhiều đại lý, cùng hãng: Cạnh tranh gay gắt

*Cạnh tranh cùng 1 hãng khó khăn vì:

  • Đại lý cũ đã có sẵn tệp khách hàng
  • Chiết khấu cao do doanh số lớn ( đại lý thâm niên sẽ được chiết khấu ưu đãi )
  • Nguy cơ phá giá, lợi nhuận thấp

Nghiên cứu thị trường sơn nước quanh khu vực

B. Khảo sát nhu cầu khách hàng

Đối tượng khách hàng chính của đại lý sơn bao gồm:

– Cá nhân, hộ gia đình (chiếm 60-70% thị phần)

– Doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu (20-25%)  

– Cơ quan, công trình công cộng (10-15%)

Xu hướng tiêu dùng sơn hiện nay:

– Ưa chuộng sơn màu nhạt, sáng, pastel…

– Quan tâm đến sơn thân thiện môi trường, ít mùi

– Coi trọng tính năng chống thấm, kháng khuẩn

– Sẵn sàng chi trả cho sản phẩm chất lượng cao, vật liệu chống thấm & chống thấm đặc chủng ( khu vực sân thượng, sàn mái, chân tường, nhà tắm…)

Mức thu nhập ảnh hưởng tới quyết định mua hàng. Lựa chọn phân khúc sản phẩm phù hợp ( giá rẻ, tầm trung hay cao cấp)

Biến động thị trường khu vực:

  • Mỗi khu vực có thể tin dùng thương hiệu khác nhau
  • Khu vực đang xây dựng thúc đẩy cao nhu cầu sơn
  • Khu dân cư phát triển
  • Các khu dân cư mới – tiềm năng tăng trưởng trong tương lai

II- Kinh nghiệm Lựa chọn hãng sơn

Lựa chọn hãng sơn kinh doanh
Lựa chọn thương hiệu sơn để kinh doanh phù hợp

A. Tổng đài liên hệ các hãng sơn

Để mở đại lý các hãng sơn nên liên hệ trực tiếp tới tổng đài của nhà máy

Hãng Dulux – 1900 555 561 Hãng Nippon – 1800 6111
Hãng CTmax – 1900 866 651 Hãng Jotun – (84-24) 3 5120973
Hãng Kova – 1900 63 64 51 Hãng Spec- Miền Bắc (0241) 384 7083. Miền Nam (028) 3875 2960
Hãng Jymec- 1900 8902 Hãng Oexpo & Mykolor – 1800 6600

B. Tiêu chí lựa chọn hãng sơn

• Uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm

• Chính sách hỗ trợ đại lý (đào tạo, quảng bá)  

• Chiết khấu và điều khoản thanh toán

• Đa dạng danh mục sản phẩm

• Khả năng cung ứng ổn định

• Chính sách bảo hành, đổi trả hàng

So sánh Thương hiệu nổi tiếng Thương hiệu chưa nổi tiếng
Ưu điểm
  • Nhận diện thương hiệu mạnh mẽ
  • Chất lượng đã được khẳng định
  • Hỗ trợ chuyên nghiệp
  • Nhiều sự kiện và chương trình du lịch
  • Cạnh tranh thấp
  • Biên lợi nhuận cao hơn
  • Dễ trở thành đại lý độc quyền
Nhược điểm
  • Cạnh tranh cao giữa các đại lý cùng 1 hãng trong khu vực
  • Biên lợi nhuận thấp do cạnh tranh chiết khấu
  • Phần lớn Đại lý độc quyền đã được đăng ký hết
  • Cần phải tư vấn khách hàng nhiều hơn
  • Chú ý đến chất lượng
  • Hỗ trợ ít chuyên nghiệp hơn

*Tổng kết, theo kinh nghiệm của chúng tôi:

  • Lựa chọn 1 – 2 thương hiệu nổi tiếng cộng với 1 thương hiệu chất lượng ít được biết đến để đảm bảo nguồn thu nhập và mọi nhu cầu của khách hàng
  • Tránh những thị trường quá bão hòa đã có nhiều đại lý sơn. Tập trung vào các đại lý độc quyền khi có thể
  • Tính toán cẩn thận chiết khấu đại lý, biên lợi nhuận trước khi ký hợp đồng với nhà sản xuất

III- Nên mở đại lý sơn CẤP 1 hay CẤP 2 hay Đại lý ĐỘC QUYỀN ?

Những bài học và kinh nghiệm đúc kết trong quá trình kinh doanh của Sơn Thủ Đô

So sánh Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2
Hình thức kinh doanh
  • Nhập hàng trực tiếp từ nhà máy
  • Phân phối sơn trực tiếp hoặc qua đại lý cấp 2
  • Nhập hàng qua đại lý cấp 1
  • Chính sách và chiết khấu dựa vào đại lý cấp 1
Ưu điểm
  • Trực thuộc hệ thống phân phối của nhà máy
  • Chiết khấu cao
  • Đầy đủ chính sách hỗ trợ
  • Lựa chọn tối ưu và an toàn
  • Vốn đầu tư thấp
  • Thủ tục đơn giản
  • Không tồn kho, đọng vốn
Nhược điểm
  • Cần số vốn lớn để ôm hàng và chịu nhiều chi phí cơ hội
  • Ban đầu chưa có thị trường → rủi ro tồn kho
  • Chiết khấu thấp

Đại lý sơn độc quyền có ưu điểm và nhược điểm giống với đại lý cấp 1. Nhưng có 2 điều khác biệt lớn nhất:

So sánh Đại lý cấp 1 Đại lý độc quyền
Cạnh tranh & lợi nhuận
  • Cạnh tranh nội bộ cao
  • Lợi nhuận thấp
  • Cạnh tranh về doanh số + vốn đầu tư ( mình được chiết khấu cao thì đại lý khác cũng tương tự )
  • Không cạnh tranh nội bộ: Do phân phối độc quyền tại khu vực
  • Lợi nhuận cao: Do không phải cạnh tranh giá cả với các đại lý khác cùng hãng
Đăng ký

 Dễ đăng ký hơn đại lý độc quyền

 Cần đăng ký sớm trước đại lý khác

*Không chỉ ngành sơn mà lĩnh vực nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Quan trọng là tầm nhìn của chủ doanh nghiệp

IV- Hiểu về Chiết khấu và Chính sách đại lý

Chương trình chiết khấu theo tháng, quý năm, theo doanh số
Chương trình chiết khấu

A. Hướng dẫn tính chương trình chiết khấu đại lý sơn cấp 1

Mỗi hãng sơn có chính sách về giá, chương trình đại lý khác nhau

Trong cùng 1 hãng, chính sách chiết khấu cũng thay đổi theo từng khu vực, theo thời gian và theo doanh số… Nhưng về cơ bản, đều có điểm chung, được Sơn Thủ Đô tổng hợp như sau:

 CÓ 2 LOẠI GIÁ:

  1. Giá đại lý: Nhập từ nhà máy
  2. Giá thị trường: Bán cho người tiêu dùng

CHÍNH SÁCH ĐẠI LÝ CẤP 1:

  • Cam kết doanh số năm ( Ví dụ: 2-5 tỷ đồng )
  • Chia doanh số theo tháng/quý
  • Đạt chỉ tiêu nhận thưởng chiết khấu

Ví dụ thực tế CHƯƠNG TRÌNH CHIẾT KHẤU CHO ĐẠI LÝ

Khi ký Doanh số 2 tỷ/ 1 năm. Chương trình chiết khấu khi nhập sơn bao gồm:

  • Chiết khấu trực tiếp- giảm ngay 10%
  • Chạy đủ chương trình tháng 200tr, tháng sau trả thưởng chiết khấu 10%
  • Chạy đủ chương trình quý 600tr, trả thưởng 3% 
  • Chạy đủ doanh số cả 1 năm 2 tỷ, cuối năm nhận chiết khấu 3%

TỔNG CẢ NĂM NHẬN CHIẾT KHẤU 26% 

Giả sử:

Giá đại lý: 1 thùng sơn 4,000,000 ➝ chiết khấu 26% = 2.960.000/ 1 thùng

Giá thị trường: 1 thùng sơn giá gốc 6,500,000 ➝ chiết khấu cho khách 45% = 3.575.000

Lợi nhuận : 3.575.000 – 2.960.000= 615,000 / 1 thùng

*Đặc biệt lưu ý: Số tiền lãi 615,000/1 thùng có nhà sản xuất trả bằng tiền mặt, có hãng KHÔNG TRẢ TIỀN MẶT, mà chỉ được sử dụng để nhập sơn từ nhà máy. Nhập sơn tiếp, khoản lãi bị giữ lại tiếp và cứ thế gối đầu (chính sách giữ chân đại lý)

C. Chính sách hỗ trợ đại lý

Chính sách cấp máy pha màu cho đại lý sơn cấp 1
Chính sách cấp Máy pha màu và máy lắc sơn cần quan tâm nhất
  • Bộ máy pha màu( khoảng 200-250 triệu): sẽ được cấp cho đại lý cấp 1, đại lý độc quyền sau 2-5 tháng, tuỳ theo doanh số. Có hãng bắt buộc pha tại nhà máy hoặc bán trực tiếp
  • Hỗ trợ khai trương
  • Hỗ trợ biển bảng
  • Kệ giá trưng bày ( sau 1 ➝  2 tháng)
  • Showroom ( sau 3 tháng ➝  5 tháng )
  • Quảng bá thương hiệu, giới thiệu khách hàng liên hệ qua tổng đài nhà máy…

V- Quảng bá- xây dựng thương hiệu

Kết hợp kinh doanh, phát triển thương hiệu đa kênh:

  • Truyền thống: tiếp thị trực tiếp công trình, nhân viên thị trường
  • Thương mại điện tử
  • Xây dựng thương hiệu trên các nền mạng xã hội

Không chỉ thương hiệu của nhà máy sản xuất sơn, mà thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp của đại lý cũng ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định mua sản phẩm của khách hàng

Quy trình mở đại lý sơn

Bước 1- Tìm kiếm và thiết lập mặt bằng

A. Vị trí cửa hàng 

Quy mô mặt tiền, vị trí cửa hàng đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của đại lý sơn. Một số tiêu chí lựa chọn vị trí tốt:

– Nằm trên các trục đường chính, dễ nhìn thấy

– Gần khu vực đông dân cư, có nhiều công trình xây dựng

– Thuận tiện cho việc giao nhận hàng hóa  

– Diện tích tối thiểu 35m2

– Chi phí thuê hợp lý ( 5,000,000 – 15,000,000 . Chiếm khoảng 10-15% doanh thu)

Theo khảo sát của chúng tôi, vị trí đẹp có thể giúp tăng doanh số 30-50% so với vị trí trung bình

Tình huống cụ thể:

Vị trí A: Nằm trên trục đường chính, đông dân cư, đường 2 ô tô tránh nhau➝ chủ doanh nghiệp nào cũng muốn➝  chi phí mặt bằng rất cao ( chi phí thuê 8,000,000 – 15,000,000 )

Vị trí B: Cách khu đông dân cư 1km, nhưng mặt tiền 6-8m ( chi phí thuê 5,000,000 – 8,000,000 )

Lời khuyên của chúng tôi: Riêng ngành vật liệu xây dựng nên chọn vị trí B. Mặt tiền quan trọng hơn khu đông dân cư.

Tình huống phân vân giữa: Chiều rộng mặt tiền và chiều dài➝  Ưu tiên mặt tiền rộng

B. Thiết kế và trang trí cửa hàng

Cửa hàng cần được thiết kế chuyên nghiệp, thu hút khách hàng:

– Khu vực trưng bày rộng rãi, ánh sáng tốt

– Bố trí khu vực tư vấn, pha màu

– Sử dụng hệ thống kệ trưng bày chuyên dụng

– Trang trí nổi bật logo, hình ảnh thương hiệu

– Không gian thoáng mát, sạch sẽ

Các bước mở đại lý sơn

Bước 2- Đăng ký kinh doanh

Để đăng ký làm đại lý sơn cấp 1 cần phải có GIẤY PHÉP KINH DOANH

Kinh nghiệm của chúng tôi: Giấy phép kinh doanh có thể thuê dịch vụ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP tại các Văn Phòng Luật ( họ làm trọn gói mọi thứ nhanh gọn, chi phí khoảng 4 triệu đồng ) sau khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả

GIẤY TỜ BAO GỒM: Chứng minh thư/ căn cước công dân: bản sao + công chứng ( không quá 3 tháng) của giám đốc/ người đại diện trước pháp luật và của các thành viên hoặc các cổ đông

( Có thể công chứng tại văn phòng luật)

CHUẨN BỊ:

  1. Tên công ty, địa chỉ công ty
  2. Tên giám đốc/ người đại diện trước pháp luật
  3. Mức vốn điều lệ : có thể tùy chọn, nhưng lưu ý thuế môn bài trên 10 tỷ đóng 3 triệu/năm, từ 10 tỷ trở xuống đóng 2tr/năm
  4. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh ( sơn, véc ni…)
  5. Lựa chọn mô hình công ty cổ phần ( trên 3 người góp vốn), công ty trách nhiệm hữu hạn

Bước 3- Đăng ký mở đại lý với nhà máy sản xuất

Liên hệ qua tổng đài nhà máy

Ký hợp đồng kinh tế với nhà máy

Ký cam kết chạy doanh số

3 rủi ro khi kinh doanh sơn

  1. Phá giá thị trường: Cạnh tranh về giá giữa các đại lý cùng hãng ( mình được chiết khấu cao, đại lý khác cũng tương tự. Do đó, phải cạnh tranh về doanh số nhập hàng, cần vốn đầu tư lớn )
  2. Tồn kho – đọng vốn khi phải chạy doanh số đã cam kết với nhà máy
  3. Khó rút vốn nếu đã ký doanh số với nhà máy, do chính sách giữ tiền chiết khấu

Thắc mắc thường gặp

Đại lý sơn cấp 1 là tổ chức hoặc đơn vị có vốn lớn, có nơi trưng bày sản phẩm, có kho hàng, bộ phận vận chuyển và nhân lực tham gia vào quá trình phân phối sơn của nhà máy sản xuất 

Đại lý cấp 1 còn được gọi là đại lý phân phối, trung tâm phân phối hoặc khi đăng ký kinh doanh với vốn lớn, mô hình lớn gọi là ng ty phân phối, nhà phân phối

Đại lý sơn cấp 2 là đơn vị phân phối nhỏ hơn, trực thuộc đại lý cấp 1. Họ nhập hàng từ đại lý cấp 1 và nằm trong hệ thống quản lý của cấp 1

Nhược điểm: Chiết khấu thấp hơn cấp 1

Ưu điểm: Không chịu áp lực chỉ tiêu doanh số. Dễ dàng rút lui

Quy trình mở đại lý cấp 2: Tìm đại lý cấp 1 gần nhất hoặc Liên hệ nhà máy sơn để được giới thiệu

Đại lý phân phối độc quyền( nhà phân phối sơn độc quyền) là doanh nghiệp DUY NHẤT trong một khu vực địa lý được phép mua, bán một hoặc một số mặt hàng của một hãng sơn

Ưu điểm:

  • Không bị cạnh tranh nội bộ về giá không bị phá giá ➝ Biên lợi nhuận cao
  • Thương hiệu của nhà máy càng nổi tiếng thì đại lý càng phát triển mạnh ➝ Doanh thu cao

Nhược điểm: Đại lý sơn độc quyền của Thương hiệu nổi tiếng đa số đã được đăng ký

Theo kinh nghiệm của chúng tôi: Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và quan trọng hơn hết là nhập được giá tốt tận gốc nên liên hệ trực tiếp tổng đài của nhà máy sản xuất in trên bao bì sản phẩm

Mở đại lý sơn cấp 2 cũng có thể liên hệ tổng đài nhà máy để tìm hiểu về đại lý cấp 1 uy tín

  • Nên nhập nhiều sản phẩm Base A ( để pha màu nhạt ). Các sản phẩm Base B,C,D màu đậm chỉ nên nhập số lượng ít
  • Nên nhập nhiều dòng sản phẩm giá kinh tế để tiện trưng bày khí mới bắt đầu
  • Nên tính toán nhập số lượng sơn theo tỷ lệ ng trình. VD: 3 thùng sơn ngoại + 3 thùng sơn lót + 8 thùng màu nội + 7 thùng sơn lót nội. Giả sử nhập sơn khoảng 4 ng trình ta được: 12 thùng sơn ngoại, 12 thùng lót ngoại +  24 thùng màu nội + 21 thùng lót nội 
  • Các lon sơn sắt, lon sơn kim loại rất dễ méo khi vận chuyển, pha màu…để lâu tem tự bị nứt- rách -> rất khó bán hàng

 → Ước lượng được các vấn đề này sẽ Tránh tồn kho quá nhiều-> tránh được đọng vốn

32 bình luận về “Mở đại lý sơn: Vốn đầu tư, kinh nghiệm đúc kết & 3 rủi ro cần tránh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0928 413 666