Chống thấm đặc chủng( chuyên dụng) là thuật ngữ được nhiều khách hàng sử dụng để chỉ các loại sơn chống thấm, bảo vệ đặc biệt trong môi trường rất khắc nghiệt, với các đặc tính vượt trội và đặc thù riêng biệt theo mục đích sử dụng
Tính đặc thù – chuyên dụng: Tính chất vật lý và hoá học được điều chỉnh theo từng hạng mục cụ thể: Sơn chống đạn, sơn tàu ngầm, sơn ống dẫn dầu dưới biển, sơn bể đựng hóa chất, sơn chống thấm sân thượng, sơn sàn nhà…
Với kinh nghiệm phân phối và thi công các dòng sơn này, Sơn Thủ Đô chia sẻ chi tiết các nội dung sau
1. Chống thấm Polyurea
Polyurea là một loại polymer tổng hợp tiên tiến nhất hiện nay trên trái đất mà con người nghiên cứu được. Chất phủ này được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng và công nghiệp nặng. Polyurea được hình thành từ phản ứng isocyanate và amin
Chi phí rất cao: 800,000 – 1 triệu – 2 triệu VNĐ / 1m²
Đặc điểm nổi bật
- Độ bền tối đa 25 – 40 năm
- Khả năng chống thấm tối đa
- Kháng va đập và chịu mài mòn tối đa
- Khả năng chống ăn mòn và kháng hóa chất tối đa
- Khả năng co giãn, chống rạn nứt 400%
- Khả năng bám dính tối đa
- Chịu sốc nhiệt tối đa
- Kháng UV rất tốt, chịu được thời tiết lạnh giá -43 độ C, nhiệt độ cao 120 độ C mà không mà không bị biến dạng hoặc giảm tính năng
- Thời gian khô nhanh tối đa: 5 giây – 30 giây
Ứng dụng
- Sơn bảo vệ đặc biệt: sơn chống đạn, sơn thiết bị bay, hàng không vũ trụ…
- Công trình dân dụng: Sân thượng, sàn mái và sàn nhà
- Công trình biển – ngành công nghiệp nặng: Giàn khoan dầu khí, ống dẫn dầu dưới biển, tàu ngầm, tàu biển…
- Các hạng mục thủy công: Bể bơi, bể trữ nước chữa cháy, công trình thuỷ điện…
- Bể chứa hóa chất, chất thải
- Công trình ngầm, áp lực nước cao, dễ bị nước xâm thực: tầng hầm, cầu cống, đường ngầm, công trình dưới lòng đất…
- Và rất nhiều ứng dụng khác…
Quy trình thi công:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Vệ sạch sẽ, làm phẳng bề mặt
Bước 2: Thi công sơn lót
Bước 3: Thi công Polyurea bằng máy phun gia nhiệt nóng 60-80 độ C, áp suất cao trên 2500 psi
Hạn chế
- Giá thành vật liệu rất cao
- Máy móc thi công chi phí cao: máy phun Polyurea gia nhiệt chi phí 150tr – 200tr / 1 máy ( so với máy phun sơn 3-5tr/ 1 máy )
- Khó thi công: yêu cầu kỹ thuật cao, sai kỹ thuật gây hỏng hóc, máy phun nặng cồng kềnh
- Hàm lượng VOC cao: mùi hắc, khó chịu, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường
2. Chống thấm Polyurethane
Polyurethane (PU) là một loại polymer tổng hợp có độ bền rất cao, được tạo ra từ phản ứng giữa isocyanate và polyol. Sự kết hợp này tạo ra một vật liệu có tính linh hoạt cao, có thể điều chỉnh để có được các đặc tính vật lý và hóa học khác nhau ( VD: mềm, cứng, đàn hồi, xốp và đặc…)
Chi phí cao: 350,000 – 400,000 VNĐ / 1m²
Đặc điểm nổi bật
- Độ bền rất cao lên đến 15 – 20 năm
- Khả năng chống thấm rất cao
- Chịu mài mòn rất cao
- Độ bền cơ học rất cao
- Chống rạn nứt, có độ co giãn và kéo đứt rất cao
- Kháng hóa chất rất cao ( axit, kiềm, muối…)
Ứng dụng
- Công trình dân dụng: Sân thượng, sàn mái, nhà tắm, nhà vệ sinh, hố thang máy…
- Các hạng mục thủy công: Bể bơi, bể trữ nước chữa cháy, công trình thuỷ điện…
- Bể chứa hóa chất, chất thải
- Công trình ngầm, áp lực nước cao, dễ bị nước xâm thực: tầng hầm, cầu cống, đường ngầm, công trình dưới lòng đất…
- Và rất nhiều ứng dụng khác…
Quy trình thi công
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Vệ sạch sẽ, làm phẳng bề mặt
Bước 2: Thi công sơn lót
Bước 3: Thi công Polyurethane ( phun hoặc lăn )
Bước 4: Thi công lớp phủ bảo vệ ( topcoat )
- Với sản phẩm Polyurethane KHÔNG để lộ thiên được cần lát gạch, đổ bê tông, cán vữa hoặc phủ 1 lớp Topcoat Polyurethane bảo vệ
- Với sản phẩm để lộ thiên được thì bỏ qua bước 4
Hạn chế
- Khả năng kháng tia UV ở mức trung bình. Do đó, cần lựa chọn sản phẩm bổ sung phụ gia kháng tia UV
- Giá thành cao
- Yêu cầu đội ngũ nhiều kinh nghiệm
3. Epoxy
Epoxy là một loại nhựa tổng hợp được tạo thành từ phản ứng hóa học giữa một hợp chất epoxy (chất tạo màng) và một chất đóng rắn. Hai thành phần này khi kết hợp với nhau tạo ra một liên kết hóa học rất bền vững, độ bám dính cao, bề mặt lớp phủ rất cứng và chắc chắn
Chi phí : 200,000 – 250,000 VNĐ / 1m²
Đặc điểm nổi bật
- Khả năng chống va đập, chống mài mòn rất cao
- Độ bền cao: 10 – 15 năm
- Khả năng kháng nước rất cao
- Khả năng kháng hóa chất cao
- Chống ăn mòn: Bảo vệ các bề mặt kim loại khỏi rỉ sét
- Khả năng chịu nhiệt tốt
- Khả năng bám dính rất cao
- Kháng tia UV…
Ứng dụng
- Sơn sàn nhà máy sản xuất, nhà xưởng: Sơn epoxy tạo ra bề mặt sàn cứng, phẳng, chống mài mòn, chịu được tải trọng lớn
- Sơn sàn bệnh viện: với khả năng kháng khuẩn, chống trơn trượt, dễ vệ sinh, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh khắt khe của môi trường y tế
- Sơn sàn tầng hầm, sàn hầm gửi xe ô tô, xe máy
- Sơn kẻ vạch giao thông…
- Lớp phủ bảo vệ cho tàu thuyền: Chống ăn mòn, tăng tuổi thọ của tàu thuyền
- Lớp phủ cách điện: Bảo vệ các thiết bị điện.
- Lớp phủ bảo vệ cho sàn thể thao: Tạo ra bề mặt chống trơn trượt, chịu lực tốt
- Lớp phủ chống ăn mòn: kết cấu thép, bảo vệ thiết bị máy móc
Quy trình thi công
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Vệ sạch sẽ, làm phẳng bề mặt
Bước 2: Thi công Sơn lót
Bước 3: Thi công 2-3 lớp Epoxy
Hạn chế
- Độ cứng rất cao lại chính là hạn chế. Nếu bề mặt rung lắc hoặc chịu tác động mạnh, lớp sơn có thể bị nứt ( đây là lý do sơn Epoxy không được sử dụng cho sân thượng, sàn mái )
- Yêu cầu kỹ thuật thi công cao
- Khó sửa chữa khi bị hư hỏng
- Mùi khó chịu khi thi công
TỔNG KẾT: Mỗi loại vật liệu đều có tính chất, đặc điểm, hạn chế và có tính chuyên dụng riêng cho từng hạng mục. Sơn Thủ Đô đã chia sẻ kiến thức trong bài viết để mọi người hiểu sâu và lựa chọn sản phẩm chống thấm đúng tính năng và phù hợp với giá thành