Dự án bị thấm dột

Chống thấm xây dựng là lĩnh vực ít được quan tâm tại Việt Nam, chỉ khi ẩm mốc xuất hiện chủ nhà mới “tá hỏa” tìm người xử lý. Nhưng thấm rồi mới chống là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Chống thấm cần thi công ngay ban đầu xây dựng

Ngoài phương pháp chống thấm đề cập ở gần cuối bài viết này thì thầu thợ cần giải thích cho chủ nhà, chủ đầu tư hiểu được các 3 vấn đề sau đây:

1.⚠ Sơn trang trí KHÔNG DÙNG để chống thấm⚠

Sơn được phân loại theo gốc hóa học:

  • Sơn nước gốc dầu
  • Sơn nước gốc Polymer( còn gọi là sơn nước, sơn phủ màu, sơn trang trí phổ biến trong xây dựng hiện nay)
  • Sơn Bitum ( nhựa đường)
  • Sơn sàn gốc Epoxy
  • Sơn PU ( PolyUrethane)…

Các hãng sơn nước( sơn trang trí) phổ biến trên thị trường Việt Nam và thế giới như Dulux, Jotun…đều là sơn gốc Polymer và KHÔNG DÙNG ĐỂ CHỐNG THẤM , mà phải dùng vật liệu- hóa chất chống thấm chuyên dụng

Thực tế có rất nhiều công trình do Hơi nước bốc lên từ móng nhà gây ra hiện tượng thấm ẩm chân tường, lớp sơn “ngậm nước” lâu ngày chắc chắn bị bong tróc, phồng rộp. Nhiều chủ nhà cũng như thợ sơn đều không hiểu về chống thấm xây dựng mà đổ lỗi cho nhau: chủ nhà trách thợ sơn, thợ sơn nghi oan đại lý bán hàng giả, đại lý trách hãng sơn kém chất lượng…

(ảnh)

Hoặc tình trạng thấm dột do tường tiếp giáp nhà hàng xóm. Hay hiện tượng nhà tắm, nhà vệ sinh ngấm nước xuống trần tầng dưới cũng xảy ra rất nhiều…

Để tự mình giải thích được vấn đề trên, cùng tìm hiểu BẢN CHẤT GỐC HÓA HỌC các sản phẩm sơn bao gồm: 

  1. CHẤT TẠO MÀNG ( chiếm 60-85%) gồm: nhựa gốc polymer + chất khoáng như SiO2, CaCO3, BaSO4… 
  2. Nước ( chiếm 5- 15% )
  3. Phụ gia ( chiếm 3-10%) bao gồm phụ gia: chống thối, phân tán bột màu, chống tia UV mặt trời, chống bọt khí, chống loang màu, chống lắng…

 (Ảnh thành phần cấu tạo)

Tính chất của sơn PHỤ THUỘC vào CHẤT TẠO MÀNG của sơn. Cụ thể CHẤT TẠO MÀNG của sơn trang trí là gốc Polymer. Xét tính chất vật lí, hóa học gốc Polymer:

  • Không bền với hóa chất. Đây là lí do bắt buộc phải sơn lót chống kiềm 1 lớp ( kiềm ăn mòn từ hồ vữa)  sau đó mới sơn 2 lớp phủ màu. Đặc biệt không sơn nước trong khu vực bể chứa nước thải hoặc bể xử lý chất thải hóa học
  • Có nhóm chức bị thủy phân theo thời gian nên độ bền với nước không cao
  • Polymer không kháng được tia UV từ ánh sáng mặt trời( sơn nước kháng được tia UV nhờ bổ sung khoảng 1% -> 5% PHỤ GIA chống tia UV )

Thời gian bị lão hóa với sơn gốc Polymer: 

  1. Với tường đứng sơn bền được 4 năm -> 10 năm. Tùy theo chất lượng các thành phần cấu tạo nên sơn và công nghệ sản xuất
  2. Sơn tường ngang( sân thượng, máng xối, nhà tắm…) bền được 6 tháng -> 2 năm
  • Độ đàn hồi thấp. Do đó không khắc phục được tình trạng thấm dột do nứt tường, nứt bê tông, nứt mối nối…

               ( Video kéo giãn)

*Để trở thành thợ thi công chống thấm chuyên nghiệp cần nắm vững và tìm hiểu kỹ về Các loại vật liệu chống thấm

2. Ban đầu không trú trọng chống thấm thì sau này sửa chữa chống thấm sẽ mất tiền gấp 3, gấp 5 lần. Bao gồm:

  • Nếu vị trí thấm nước phức tạp, để tìm nguyên nhân bị ngấm nước cũng như thi công triệt để cần đục bỏ lớp vữa cũ đã bị rộp, nứt, yếu và loại bỏ hoàn toàn lớp chống thấm cũ kém chất lượng. Tùy trường hợp phải đục lớp gạch lát nền hoặc gạch ốp tường. Chi phí đục khoảng 75-90k/1m2  + Chi phí vệ sinh, bốc vác, chuyển trạc phế liệu
  • Chi phí xử lí vết nứt 50-100k/ 1m dài. Với vết nứt to rộng trên 3cm cần đổ bù vữa rót, chi phí lưới thủy tinh polyester…
  • Chi phí chống thấm cổ ống trọn gói 180-220k/ 1 cái
  • Chi phí trọn gói thi công + vật tư chống thấm mới 300-500k/ 1m2 tùy vật liệu, tùy phương pháp thi công ( chi phí chính)
  • Chi phí lớp phủ bảo vệ lớp chống thấm 200k-350k/1m2. Hoặc trát vữa- cán lớp vữa mới. Vật tư cát + xi măng + trộn phụ gia chống thấm khoảng 200k-220k/1m2
  • Chi phí lắp đặt khung trần thạch cao bị hỏng do thấm nước ( nếu có) 165-190k/1m2
  • Sơn lót + sơn màu ( nếu có) trọn gói 70-110k/1m2

Chi phí khác như: Bắc giáo, căng bạt tránh bụi, tránh thi công gặp mưa, các phương án mang vật liệu lên tầng…

Có thể thấy chi phí chính là thi công chống thấm + vật tư khoảng 300k-500k/1m2 thôi, nhưng chi phí khác cộng lại thành 600k- 1tr /1m2 . CHI PHÍ QUÁ LỚN

Báo công an nhân dân từng điều tra và nêu ra thiệt hại về xử lí chống thấm tòa chung cư vừa mới hoạt động https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/chung-cu-vua-dua-vao-su-dung-da-nut-tran-tham-dot-i677960/

3. Đổ bê tông dày vẫn bị thấm nước

  • Nước ngấm qua khe nứt cổ trần, nứt giữa các mối nối dầm, mép chân tường, nứt giữa sàn mái- sân thượng…
  • Hơi nước bốc lên từ móng qua mạch ngừng
  • Tấm bê tông rất dày nhưng không đặc như mắt thường thấy, mà vẫn có mao mạch. Kích thước phân tử nước nhỏ hơn mao mạch đó nên nước bay hơi qua gây thấm ẩm. Tích tụ lâu ngày gây hỏng kết cấu bê tông, gây ẩm mốc

A- Vị trí cần chống thấm xây dựng

Mỗi vị trí cần áp dụng phương pháp chống thấm khác nhau phù hợp với nhu cầu, phù hợp giá thành

I, Khu vực tường đứng

Tường đứng( trong nhà và ngoài trời ) nước bám vào sẽ trôi đi không bị đọng nước lâu ngày. Loại sơn thích hợp là sơn nước trang trí gốc Polymer hoặc sơn chống thấm( pha xi măng hoặc không pha xi măng)

Sử dụng sơn nước ( sơn trang trí gốc polymer)

Quy trình: 2 lớp bả ( nếu có) -> 1 lớp sơn lót -> 2 lớp sơn màu trang trí. Chi phí 75k- 120k/ 1m2

( Ảnh)

Sử dụng sơn chống thấm pha xi măng hoặc không pha xi măng ( gốc Polymer hoặc gốc Acrylic)

  • Với sơn chống thấm gốc Polymer thi công: 1 lớp sơn lót-> 2 lớp sơn chống thấm ( pha xi măng hoặc không pha xi măng) chi phí 85k -95k/1m2. *Thực tế tại các công trình thi công thường bỏ qua sơn lót chi phí khoảng 65k- 80k/1m2 và tất nhiên chất lượng sẽ giảm đi 15-25%

( Ảnh)

  • Với sơn chống thấm gốc Acrylic thi công: 2 lớp sơn chống thấm gốc Acrylic + xi măng. Chi phí 80-90k/1m2

Sử dụng sơn chống thấm có hạn chế là chỉ có màu ghi xám và màu xi măng nên thường sơn ở mặt hậu hoặc 2 bên hông tường với nhà ống

Hiện tại thị trường Việt Nam có rất ít hãng sơn chống thấm pha màu. Khi sử dụng chống thấm màu bắt buộc sử dụng 1 lớp sơn lót để bảo vệ không loang màu, sau đó mới sơn 2 lớp sơn chống thấm màu

Sử dụng sơn nước ( sơn trang trí) bề mặt sẽ tươi, đẹp hơn sơn chống thấm. Sơn trang trí đa dạng 1000-2000 màu sắc

II, Khu vực tường ngang

Khu vực tường ngang nước sẽ đọng lại nên cần sử dụng vật liệu- hóa chất chống thấm chuyên dụng. Cụ thể mỗi vị trí sẽ áp dụng phương pháp khác nhau phù hợp

Khu vực nằm ngang lộ thiên:

 Sân thượng- sàn mái, máng xối, logia, ban công, khe giáp lai với nhà bên cạnh, bể nước, bể bơi, bể cá cảnh… Chi phí thợ thi công + vật tư trên thị trường dao động 350k- 500k/ 1m2  ( chưa tính lớp phủ bảo vệ lớp chống thấm)

 Vị trí chống thấm công trình dự án lớn: bãi đỗ xe-máy bay trên sân thượng, bể bơi sân thượng, khu du lịch công viên nước, khu vui chơi- dự tiệc trên sân thượng… . Chi phí 550k-600k/1m2 ( chưa tính lớp phủ bảo vệ lớp chống thấm)

Khu vực nằm ngang trong nhà

  • Vị trí chống thấm công trình dân dụng

Phòng tắm, nhà vệ sinh, tầng hầm, hố thang máyChi phí dao động 250k- 350k/1m2  ( chưa tính lớp phủ bảo vệ lớp chống thấm)

  • Vị trí chống thấm công trình dự án lớn

Bể bơi, hầm để xe, bể nước ngầm phòng cháy chữa cháy, khu xử lý nước thải, khu xử lý chất thải hóa học- bệnh viện…  Chi phí dao động 550k- 600k/1m2  ( chưa tính lớp phủ bảo vệ lớp chống thấm)

Phòng tắm, nhà vệ sinh, tầng hầm, hố thang máy… Chi phí dao động 250k- 350k/1m2  ( chưa tính lớp phủ bảo vệ lớp chống thấm)

III, Khu vực chống thấm ngược

Khi không thể áp dụng các phương pháp ở trên thì cần thi công chống thấm ngược 

Chi phí 400k- 500k/1m2

*Tìm hiểu chi tiết chống thấm ngược