Sơn nhà chỉ chiếm 5->10% tổng chi phí nhưng lại quyết định phần lớn vẻ đẹp của ngôi nhà, là “lá chắn” bảo vệ công trình. Do đó, cần lựa chọn hãng sơn chất lượng tốt, thi công đúng kỹ thuật và lập kế hoạch sơn nhà chi tiết ( dự trù kinh phí, tính số mét vuông sơn, số lượng thùng sơn cần mua…)
Chi phí sơn nhà cũ sẽ thấp hơn sơn nhà mới. Vì nhà cũ các bước chuẩn bị bề mặt như đánh đá- mài nhám( giấy ráp) sẽ không tốn nhiều công sức. Ngoài ra, sơn lại bớt tốn vật tư hơn như sơn mới… Với điều kiện sơn nhà cũ 1-3 năm, lớp sơn nhà cũ vẫn còn rất tốt, đanh cứng, không bị nấm mốc, bong tróc, thấm ẩm
Sơn nhà quá cũ chi phí sẽ cao hơn sơn nhà mới. Vì công trình cũ cần các công tác xử lý lớp sơn cũ như: cạo-róc lớp sơn cũ, tẩy mốc….mất nhiều thời gian. Công xử lý này thêm 2,000- 5,000 VNĐ / 1m² . Hơn nữa, thợ sơn phải lo lắng chịu khoản rủi ro, bảo hành. Ngoài ra còn xử lí chống thấm, vấn đề này chủ nhà cần phải thuê thêm thợ chuyên về chống thấm, có chuyên môn sâu, hiểu về vật liệu chống thấm
Sơn màu đậm-> rất đậm chi phí sẽ cao hơn sơn màu nhạt
Chi phí sơn ngoài trời đắt hơn sơn trong nhà
Chi phí sơn ngoài trời ở nơi cao tầng nguy hiểm chi phí cao hơn nữa
Nếu ngoài trời thi công được đu dây thì chủ nhà, chủ đầu tư không cần bỏ thêm chi phí lắp giàn giáo. Chi phí giàn giáo lắp đặt khá cao ( + 30k -> 40k/ 1m2 )
Công trình càng nhiều phào chỉ công thợ sơn càng cao. Vì bả, quét phào chỉ rất mất công, mất thời gian và yêu cầu tỉ mỉ
Các nhà biệt thự, tân cổ điển có phù điêu sẽ tính chi phí phát sinh riêng
Chi phí thi công sơn sẽ tăng nếu yêu cầu của chủ nhà cao, yêu cầu khắt khe như nghiệm thu soi đèn
Thợ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm chi phí sẽ cao hơn thợ ít kinh nghiệm
Sơn + bả trần thạch cao chi phí sẽ cao hơn sơn + bả tường, sơn + bả trần bê tông. Vì sơn bả trần thạch cao rất dễ để lại vệt chổi, vệt con lăn rulo, lệch màu do ánh sáng đèn điện, mặt trời…do đó yêu cầu rất cao về tay nghề thợ
Chi phí thuê thợ sơn nhà sẽ thay đổi theo từng đơn vị thi công, thay đổi theo thời gian, vị trí địa lý từng vùng và tỉnh thành
Nên thuê đội thợ thầu uy tín, kinh nghiệm, nhiệt tình nếu không khi xảy ra sự cố, bảo hành sẽ không liên hệ lại được. Hoặc tình trạng mất vật tư sơn, bỏ sót giai đoạn, hoặc không hiểu về chống thấm…
Có rất nhiều hãng sơn, mỗi hãng sơn sẽ có định mức khác nhau nên không thể liệt kê chi tiết. Mọi người có thể tham khảo các định mức chung, mà chúng tôi thi công thực tế tổng hợp lại:
1 thùng sơn lót 18l sơn 1 lớp được 110-115-120m². Nếu sơn 2 lớp thì 1 thùng sơn lót 18l sơn được 60-65m² ( vì lớp 1 sơn trực tiếp sẽ hao hơn, lớp 2 bớt hao sơn hơn )
1 thùng sơn màu loại rẻ ( thường gọi là sơn mịn kinh tế ) loại 18l sơn 2 lớp được 60-70m²
1 thùng sơn màu loại khá ( thường gọi là sơn bán bóng ) loại 18l sơn 2 lớp được 70-80m²
1 thùng sơn màu loại cao cấp ( thường gọi là sơn bóng, siêu bóng ) loại 18l sơn 2 lớp được 85-90-100m²
1 thùng sơn chống thấm ( màu ghi, pha xi măng) loại 18l ( khoảng 20kg) sơn 2 lớp được 45-55m²
1 thùng chống thấm màu loại 18l ( khoảng 20kg ) sơn 2 lớp được 55-65-70m²
*Dựa vào định mức này, mọi người tự nhẩm xem số lượng sơn cần mua là bao nhiêu thùng. Ở ví dụ trên: Diện tích sơn trong nhà là 1,200 m²
Sơn lót 1 lớp cần: 1200 : 100m² = 12 thùng
Sơn màu 2 lớp loại khá 1200 : 85m² = 14 thùng
Khi đó, đặt mua khoảng 12-13 thùng sơn màu, 11 thùng sơn lót. Thiếu mua bổ sung sau, vì sơn pha màu thừa sẽ không trả lại người bán được
Quy trình sơn nhà trọn gói
BƯỚC 1: Vệ sinh bề mặt tường
Để bề mặt tường đẹp nhẵn mịn, đảm bảo độ bám dính cần vệ sinh sạch sẽ tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ, sáp…
A. Đối với tường mới, chưa từng sơn
Cần 21- 28 ngày để khô bề mặt( với nhiệt độ trung bình 30 độ C, độ ẩm môi trường 80%)
Dùng máy chà nhám ( giấy ráp ) chà bề mặt tường phẳng mịn hơn, đánh bay vụn vữa thừa dính trên tường
Vệ sinh lại bề mặt sau chà nhám
B. Đối với tường sơn lại
Trường hợp 1: Lớp sơn cũ vẫn còn tốt. Dùng chổi quét sạch mạng nhện và lau các bụi bẩn bám trên bề mặt tường. Sau đó tiến hành thi công sơn
Trường hợp 2: Lớp sơn tường cũ bị nấm mốc
Mốc ít có thể sử dụng nước chanh, xà phòng, oxy già
Mốc nhiều sử dụng nước tẩy Javel, giấm và baking soda, các hóa chất tẩy rửa chuyên dụng khác…
Mốc quá nặng thì dùng sủi sơn róc hết lớp sơn bị nấm mốc
Trường hợp 3: Lớp sơn bị bong tróc
Dùng bay, sủi sơn róc hết lớp sơn bong tróc, phồng rộp. Hoặc dùng máy chà nhám chà thật kỹ đánh bay lớp sơn cũ đã yếu
Bước 2: Xử lý bề mặt – làm phẳng tường
Những nơi có vết nứt nhỏ, lõm, lỗ đóng đinh…dùng bột bả trét cho bằng phẳng
Với vết nứt lớn rộng hơn 3cm cần dùng keo trám khe hoặc đổ vữa bù
Mài phẳng những chỗ lồi, gồ ghề
Bước 3: Tiến hành thi công chống thấm
“Sơn chuyên về trang trí KHÔNG phải chống thấm” – nếu ngâm nước lâu ngày sơn chắc chắn lão hóa
Do đó, phải thi công chống thấm tại các nguồn gây thấm nước như:
1. Nước sinh hoạt: nhà tắm, nhà vệ sinh, bể bơi…
2. Nước do khí hậu:
Trời mưa đọng nước trên sân thượng, sàn mái, ban công…
Hơi nước do trời nồm, do bốc lên từ móng…
3. Giải pháp:
Chống hơi nước bốc lên từ móng phải xây giằng chống thấm bằng bê tông, sử dụng băng cản nước hoặc sử dụng hóa chất chống thấm đặc chủng ➝ sau đó mới sơn màu
Với sân thượng, sàn mái phải sử dụng hóa chất chống thấm đặc chủng
Trường hợp 4: Thấm ẩm, nấm mốc quá nặng, lớp vữa mục ra xuống cấp trầm trọng
Đục bỏ toàn bộ lớp sơn và cả lớp hồ vữa bị mục
Bắt buộc phải thi công chống thấm
Thi công bả ➝ sơn lót ➝ sơn màu
Bước 4: Thi công bột bả matit ( bột trét)
Bột bả có tác dụng làm phẳng bề mặt, giúp lớp sơn khi quét lên được đều và đẹp hơn
A. Giai đoạn thi công bả lên bề mặt tường
B- Xả nhám bề mặt bả
Sau khi bề mặt lớp bột bả khô, sử dụng máy chà nhám mịn, hoặc giấy ráp mịn chà cho bề mặt phẳng nhất có thể
Chú ý: Giai đoạn này bụi mịn bay khắp công trình, nên trang bị vật dụng bảo hộ để đảm bảo sức khoẻ
Lưu ý: Độ bền của lớp bả không bằng sơn, do đó, sử dụng bột bả tuổi thọ sẽ giảm 5-10% vì lớp sơn phủ màu bám vào lớp bả
Kinh nghiệm của Sơn Thủ Đô:
Trong nhà nên bả để đảm bảo thẩm mỹ, trong nhà không phải chịu tác động từ thời tiết ( ngoài các vị trí như: chân tường, ngấm do nước sinh hoạt: nhà tắm, toilet, bể nước…)
Trần thạch cao BẮT BUỘC bả vì chỉ có bột bả mới có thể bám vào trần thạch cao, lớp sơn không thể bám trực tiếp vào trần thạch cao
Ngoài trời có thể không dùng bột bả. Nhưng riêng Tầng 1 cần thẩm mỹ do gần mắt mọi người có thể lựa chọn ốp gạch toàn bộ hoặc ốp gạch chân tường. Nếu vẫn muốn bả tường thì bắt buộc phải thi công chống thấm đặc chủng chân tường
Tầng 1 tường ngoài trời có thể lựa chọn sơn giả bê tông, sơn giả đá…. Sau đó, sơn chống thấm đặc chủng loại trong suốt để bảo vệ.
Bước 5: Sơn lót
Sơn lót là lớp sơn được phủ lên bề mặt vật liệu trước khi sơn màu
Kháng kiềm (giúp ngăn chặn kiềm hóa từ hồ vữa thoát ra gây hỏng bề mặt)
Sơn lót giúp tăng độ phủ của sơn màu, giúp lớp sơn phủ lên chuẩn màu và đẹp hơn
Có thể sơn 1 lớp lót hoặc 2 lớp lót tùy theo từng hãng sơn quy định và theo nhu cầu sử dụng
Bước 6: Sơn phủ màu
Sơn phủ màu lớp 1
Khi lớp sơn lót đã khô tối thiểu là 2h mới tiến hành sơn lớp phủ màu 1
Tùy vào bề mặt tường để lựa chọn dụng cụ thi công thích hợp như: chổi, cọ, Rulô (lu), máy phun sơn. Góc tường, phào chỉ… cần dùng chổi
Nên pha sơn màu với 5-10% nước sạch khi sơn màu lớp 1. Lý do:
Tránh hiện tượng lớp sơn quá dày tạo ra bọt khí. Khi bọt khí nổ sẽ tạo thành các lỗ li ti trên bề mặt sơn. Thợ sơn thiếu kinh nghiệm sẽ không biết nguyên nhân và cách xử lý tình huống này
Bớt tình trạng khi sơn để lại vệt chổi, vệt rulo trên tường
Tăng độ phủ được nhiều mét vuông hơn
Sơn phủ màu lớp 2
Sau khi sơn phủ lớp 1 khô khoảng 2-3h ( với trời nắng, khô ráo) tiến hành thi công sơn màu lớp 2
Sơn phủ lớp 2 không nên pha thêm nước. Nếu có không quá 5%
*Lưu ý: Sơn phủ lớp 2 nên dùng dụng cụ y như sơn phủ lần 1
Quét sơn trám vá bề mặt
Bước cuối cùng là rà soát tất cả mọi vị trí để trám vá sơn hoàn thiện, bàn giao công trình
Bước 7: Nghiệm thu sơn nhà
Công trình dân dụng
Khi sơn phủ xong lớp 2 đợi khô 3h tiến hành nghiệm thu sơn bả ( sơn chưa khô thì lớp sơn màu trang trí sẽ lệch màu)
Quan sát bằng mắt thường: Bề mặt đẹp, sơn phủ màu đều, không bị loang, không bị chia làm 2 màu, không có các vệt là đạt yêu cầu
Quan sát khi rọi bóng đèn: Nghiệm thu phương án này cần trả chi phí cao, do yêu cầu tỉ mỉ, tốn công sức sơn nhiều lần
Công trình dự án lớn
Các công trình dự án lớn Sơn Thủ Đô đã thi công thường Nghiệm thu theo từng giai đoạn, theo từng hạng mục và theo từng đội thầu thợ
Lý do:
Với dự án lớn, đặc biệt là chủ đầu tư trả công cao nhưng yêu cầu rất khắt khe thì nghiệm thu từng giai đoạn sẽ quản lý chất lượng chặt chẽ hơn
Tránh trường hợp chỉ nghiệm thu giai đoạn cuối cùng là 2 lớp sơn màu thì giai đoạn chà tường, thi công bả, sơn lót có thể chưa đúng kỹ thuật
Quy trách nhiệm, phân công việc dễ dàng hơn vì “giấy trắng mực đen” thể hiện rõ trên biên bản nghiệm thu