Tường nhà bị thấm nước, phồng rộp & nấm mốc… bởi rất nhiều nguyên nhân. Từng khu vực cụ thể sẽ có phương pháp xử lý khác nhau. Trong quá trình thi công chống thấm cho hơn 200 công trình lớn nhỏ, Sơn Thủ Đô đã tổng hợp lại và phân tích cụ thể như sau
I- Tường, trần bị thấm nước do nhà tắm, nhà vệ sinh (toilet)
Phòng tắm- vệ sinh – toilet là hạng mục rất dễ gây thấm và yêu cầu kết hợp rất nhiều vật liệu và nhiều kỹ thuật chuyên sâu
1. Xử lý chống thấm Cổ ống thoát sàn ( ống thoát nước), hộp kỹ thuật
– Cổ ống xuyên sàn là vị trí rất dễ bị thấm. Nhà mới xây, mặc dù ban đầu đã đổ vữa kín khít nhưng sau nhiều năm sẽ bị tách lớp – nứt quanh cổ ống do 2 vật liệu không đồng chất
Cách xử lý nứt cổ ống
B1: Phun Foam cố định ống, ngăn vật liệu chống thấm rơi rớt ( Xem ảnh mô tả )
B2: Quét Latex – kết nối bê tông cũ và vữa ( nên sử dụng vữa bù co ngót – grout) ( Xem ảnh mô tả )
B3: Đổ vữa bù co ngót, quấn thanh trưởng nở xung quanh cổ ống ( Xem ảnh mô tả )
B4: Đổ vữa bù co ngót kín cổ ống
2. Xử lý nước ngấm qua góc tường
3. Thi công chống thấm chuyên dụng
Sử dụng chống thấm gốc xi măng hoặc màng chống thấm hoặc cao cấp hơn là chống thấm đặc chủng như Polyurethane
*Lưu ý:
Không sử dụng sơn tường để chống thấm
Nên quét cao từ chân lên tường 15-20cm
4. Kiểm tra Đường ống dẫn nước
– Ống dẫn nước bị nứt, vỡ, rò rỉ ở các khớp mối nối, đầu chờ lắp thiết bị vệ sinh ( sen tắm, vòi nước, bình nóng lạnh …)
– Cách xử lý: Thay vòi, đường ống dẫn khác
II- Nước thấm do tiếp giáp nhà bên cạnh
NGUỒN GÂY THẤM: Nước mưa đọng vào vị trí tiếp giáp 2 nhà gần nhau
Cách xử lý
1. Bắn máng tôn dọc theo vách giáp ranh
2. Bắt buộc phải thi công chống thấm ngược từ bên tường trong nhà:
- Sử dụng vữa trộn phụ gia chống thấm để trát từ bên trong
- Quét chống thấm ngược chuyên dụng
- Sử dụng sơn chống thấm màu thay cho sơn tường
*Lưu ý: Chống thấm ngược không hiệu quả cao như chống thấm thuận
III- Hơi nước bốc lên từ móng nhà, lòng đất
Hơi nước từ lòng đất thấm qua móng nhà, tại các vị trí như mạch tạm ngừng thi công bê tông -> dẫn đến thấm ẩm chân tường
Cách xử lý
– Dùng băng cản nước
– Thi công chống thấm đặc chủng móng bê tông trước khi lấp đất
IV- Nước ngấm từ sân thượng, sàn mái, ban công, seno, máng xối
Khác với vị trí tường đứng nước mưa rơi vào sẽ chảy đi, thì sân thượng, sàn mái, ban công… là những vị trí NẰM NGANG, đọng nước lâu ngày, liên tục và đặc biệt mùa mưa bão
NGUYÊN NHÂN sâu xa:
- Sân thượng, sàn mái là vị trí dễ bị nứt do kết cấu công trình chưa ổn định trong những năm đầu. Kết cấu nứt khiến lớp chống thấm nứt theo
- Sân thượng, sàn mái phải tiếp xúc trực tiếp với khí hậu nắng nóng, tia UV từ mặt trời, tiếp xúc hóa chất như kiềm, axit trong nước mưa…
Tất cả các nguyên nhân trên khiến vật liệu chống thấm thông thường lão hóa cực kì nhanh chóng chỉ sau 6 tháng đến 1 năm
Phương pháp xử lý chống thấm
Trước hết, mọi người cần hiểu rằng: SƠN TRANG TRÍ và CHỐNG THẤM là 2 vật liệu khác nhau ( Tìm hiểu chi tiết tại đây)
- SƠN TRANG TRÍ ( còn gọi là sơn nước sơn trang trí, sơn màu, sơn phủ trang trí) tính năng trang trí là chính, chống thấm chỉ là tính năng phụ -> SƠN KHÔNG THỂ CHỐNG THẤM tại các vị trí NẰM NGANG, đọng nước, ngấm nước liên tục
- CHỐNG THẤM ĐẶC CHỦNG là các vật liệu như màng( bạt) chống thấm, thanh trương nở, latex … Và các hóa chất chống thấm như Polyurethane, Polyurea có độ bền rất cao, có độ co giãn và kháng hóa chất rất cao. Các vật liệu này chuyên sử dụng cho bề mặt NẰM NGANG
Cách sử dụng vật liệu chống thấm đúng kỹ thuật có thể tổng hợp như sau:
- Chống thấm tường đứng: sử dụng sơn hoặc chống thấm màu hoặc chống thấm đặc chủng (nhưng chi phí chống thấm đặc chủng rất cao nên ít áp dụng)
- Chống thấm tường nằm ngang, chống thấm ngược: sử dụng chống thấm đặc chủng
Dựa vào kiến thức trên, mọi người đã có thêm kinh nghiệm, hiểu được lí do, các nguyên nhân gây thấm nước để lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp cho công trình của mình